Hướng Dẫn Cách Trị Bệnh Đen Thân Ở Hoa Hồng Hiệu Quả

cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng

Đen thân ở hoa hồng là một bệnh rất phổ biến khiến cho người chăm hoa phải đau đầu. Vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh. Vậy cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng như thế nào? Để có một vườn hồng phát triển khỏe mạnh cần phải làm gì để phòng ngừa bệnh đen thân cho hoa hồng. Hãy cùng Hoa Hồng Plus tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bệnh đen thân ở hoa hồng

cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng
cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng

Nguyên nhân gây nên bệnh đen thân trên hoa hồng là do các vi khuẩn và nấm bệnh. Vào những ngày mưa kéo dài là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm bệnh phát triển mạnh.

Vết cắt cành: Phần lớn người chơi hồng xem nhẹ việc cắt tỉa cành. Khi thực hiện các thao tác cắt tỉa cành thường xuyên sử dụng dụng cụ đã cùn, có dấu hiệu rỉ rét làm các vết cắt bị tổn thương. Việc không sử dụng các chế phẩm chuyên dụng cho quá trình cắt tỉa hoa hồng là nguyên nhân cho nấm bệnh xâm nhiễm.

Do vết thương bị hở trên thân cây: Trong quá trình chăm sóc hoa hồng vô tình làm xây xát, xuất hiện các vết thương trên thân cây. Vào mùa mưa, nấm bệnh phát triển mạnh sẽ xâm nhập vào thân cây theo các vết thương này làm hoa hồng bị đen thân khô cành, hoa hồng bị đen chồi.

Tổn thương rễ vào mùa mưa: Vào những ngày mưa kéo dài, đất trồng thiếu độ tơi xốp, bị giữ nước hoặc trong quá trình chăm sóc tưới quá nhiều nước gây ra tình trạng cây hoa hồng bị thối rễ , úng rễ, rễ bị tổn thương, không còn khả năng phòng vi khuẩn, nấm gây hại, lúc này nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhập qua đường rễ cây và ngăn chặn quá trình vận chuyển dinh dưỡng, khoáng chất cho thân cây. Đây là nguyên nhân xuất hiện tình trạng đen thân ở hoa hồng.

Biểu hiện hoa hồng bị đen thân

Phần đầu, vết cắt cành: Các vết thương từ những vùng cắt của hoa hồng có màu vàng sẫm, xuất hiện một vài chấm màu đỏ rồi sau đó chuyển dần sang nâu và màu đen.

Phần thân cành: Nơi có những vết thương hở, vào những ngày mưa thì các vi khuẩn, nấm bệnh sẽ xâm nhập theo các vết thương này vào trong thân cây làm xuất hiện những mảng lớn màu nâu, tím và đen. Đoạn màu đen này tăng dần theo từng ngày và gây ra hiện tượng đen thân khô cành ở hoa hồng.

Tác hại bệnh đen thân ở hoa hồng

cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng
cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng

Nếu không tìm cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng, có thể cây sẽ không chết ngày nhưng từ những đoạn bị bệnh nhỏ theo thời gian sẽ phát triển lan ra dọc thân cây gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, khoáng chất nuôi cây hoa hồng, vì không được dưỡng chất cây có hiện tượng chết dần chết mòn.

Trong trường hợp nguy hiểm hơn vi khuẩn, nấm bệnh tấn công vào các mắt ghép nối giữa thân hồng dại và hồng ngoại, điều này có thể khiến cho thân hồng ngoại chết nhanh hơn. Cần quan sát kỹ để có cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng kịp thời vì khi bệnh tiến triển nặng thì rất khó để có thể cứu chữa cây khỏe mạnh trở lại.

Cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng

cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng
cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng

Bước 1: Cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng bằng chế phẩm diệt nấm bệnh

Trước khi tiến hành phương pháp dùng chế phẩm diệt các loại nấm bệnh gây ra tình trạng đen thân cần phải đánh giá mức độ nghiệm trọng và cách trị bệnh đen thân trên cây hoa hồng một cách nhanh gọn nhất.

Dùng kéo chuyên dụng cắt tỉa các cành bị đen và khô. Phần cành bị cắt bỏ không vứt xuống gốc cây. Phải bỏ vào túi nylon và buộc chặt miệng túi vứt vào thùng rác để tránh trường hợp lây nhiễm nấm bệnh cho các cành đang còn khỏe khác. Nên cắt bỏ phần bị đen xuống dưới khoảng 3 cm để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn nấm bệnh va phần bị đen.

Phải dùng kéo cắt cành có lưỡi kéo sắc bén và được khử trùng bằng cồn hoặc hơ qua lửa để đảm bảo không làm tổn thương đến cây. Sau khi cắt xong nên sử dụng các loại keo chuyên dụng làm liền da cho cây như: Keo làm liền da cây Tree Seal Morission, keo liền da cây Mỹ Tiến bôi lên phần vừa cắt để chống nhiễm nấm cho vết cắt.

Sau khi loại bỏ cành bị bệnh, tiến hành pha các loại chế phẩm diệt nấm bệnh như: Nano Bạc 1000 ppm, Coc 85, Aliette,.. phun lên toàn bộ cây để tiêu diệt nấm bệnh. Ngoài ra có thể dùng bông tăm thấm chế phẩm này bôi lên các phần nhiễm nấm bệnh, vết đen.

Bước 2: Bổ sung phân bón, dưỡng lại cành và chồi cho hoa hồng

Sau khoảng 1 tuần thực hiện dùng chế phẩm tiêu diệt nấm bệnh, nên quan sát kỹ để xem tình trạng của cây, nếu cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng bằng chế phẩm đã trị dứt điểm bệnh cho cây thì chuyển sang thực hiện quá trình phục hồi, dưỡng thân và cành mới cho cây. Để thân và chồi hoa hồng  phát triển nhanh nên sử dụng phân bón chứa nhiều đạm và chất hữu cơ dễ hấp thụ.

Tiến hành pha loãng đạm cá thủy phân theo tỉ lệ 1:5, tưới vào gốc cây hoa hồng định kỳ 7 ngày/lần và tưới liên tục trong ít nhất 1 tháng để hoa hồng có thể lấy được dưỡng chất tốt nhất.

Cách phòng ngừa bệnh đen thân ở hoa hồng

cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng
cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng

Sử dụng chế phẩm cho cây ngay sau những đợt mưa dài ngày để diệt trừ nấm sinh sôi mạnh hơn. Pha chế phẩm với nước theo liều lượng 1 nắp chế phẩm với 2L nước và phun từ gốc đến ngọn, phun nhiều vào phần đất trồng để diệt vi khuẩn và nấm gây bệnh cho cây. Thời điểm lý tưởng để phun là sáng sớm hoặc chiều mát,  phun vào trưa sẽ gây nên tình trạng cháy lá.

Vệ sinh vườn hoa hồng, loại bỏ hết lá vàng, cành bệnh. Cần chú ý việc cắt tỉa sao cho nước không đọng tại mắt và vị trí vừa cắt tỉa. Vì việc giữ lại nước tại vị trí vừa cắt tỉa có nguy cơ dẫn đến nấm bệnh xâm nhập vào cây hồng. Vệ sinh dụng cụ cắt tỉa bằng cồn 90 độ hoặc đun với nước sôi trước khi thực hiện để diệt trừ nấm bệnh.

Tưới nước đúng cách nên tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát để cây có thể kịp khô trước khi tối. Khi tưới nước chỉ nên tưới vào gốc cây, không nên tưới lên lá và thân cây để tránh tình trạng giữ nước, ẩm ướt lâu. Tưới một lượng nước vừa đủ tránh gây ngập úng gốc cây. Kiểm tra hệ thống thoát nước thường xuyên, khai thông nơi bị ngập nước.

Sử dụng kết hợp các chế phẩm sinh học có tác dụng ngăn chặn, ức chế sự phát triển của nấm bệnh. Sử dụng luân phiên với các loại thuốc trừ bệnh 2 tuần/lần để tăng khả năng phòng trị bệnh hiệu quả.

Kết luận

Bài viết trên đã đứa ra một vài thông tin chính về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách trị bệnh đen thân ở hoa hồng. Qua bài viết này, Hoa Hồng Plus có thể giúp bạn có thêm được thông tin hữu ích trong quá trình trồng và chăm sóc hoa hồng tại nhà, để từ đó có thể giúp cho vườn hồng tránh được bệnh thân hoa hồng bị đen.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *