cách bón npk cho hoa hồng

Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu và sắc đẹp, luôn thu hút mọi ánh nhìn bởi hương thơm nồng nàn và vẻ đẹp kiêu sa. Để sở hữu những bụi hồng nở rộ, cách bón NPK cho hoa hồng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng cách bón NPK cho hoa hồng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Bài viết này, Hoa Hồng Plus sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết về cách bón NPK cho hoa hồng hiệu quả, giúp vườn hồng của bạn trở nên rực rỡ đầy sức sống.

Phân bón NPK là gì?

cách bón npk cho hoa hồng
cách bón npk cho hoa hồng

Phân bón NPK là tên viết tắt của Nitơ, photpho và kali. Phân bón NPK 2 dạng chính là dạng phân trộn và dạng phân phức hợp. Phân trộn là sự kết hợp giữa các thành phần dinh dưỡng cơ bản như nito, photpho và kali với nhau. Trong khi đó, phân phức hợp được sản xuất qua quá trình hóa học với các nguyên liệu ban đầu. Các nguyên tố dinh dưỡng N,P, K có trong phân giúp cây phát triển khỏe mạnh, nâng cao khả năng sinh trưởng và năng suất cho cây trồng.

Ưu và nhược điểm cách bón NPK cho hoa hồng

Ưu điểm

Khi sử dụng phân bón NPK cho cây sẽ cho hiệu quả ngay lập tức. Hiện nay, để phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây nên phân NPK có nhiều khác nhau. Nhờ đó, có thể dễ dàng sử dụng được loại phân bón phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của cây.

Nhược điểm

Đất trở nên ô nhiễm bởi phèn và mặn, chai sạn, làm mất kết cấu của đất, mất khả năng thẩm thấu và tích tụ một số kim loại nặng.

Khi trồng hoa hồng trong sân, dễ xảy ra việc thuốc trừ sâu trôi vào ao hồ, thẩm thấu vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm cho nguồn nước và đe dọa sức khỏe của các loài sinh vật, kể cả con người nếu sử dụng nguồn nước đó.

Gây ô nhiễm không khí thông qua việc sử dụng phân bón chứa nhiều nitơ, tạo ra khí NH3 làm ô nhiễm môi trường không khí.

Cách bón phân NPK cho hoa hồng

cách bón npk cho hoa hồng
cách bón npk cho hoa hồng

Hoa hồng có 3 giai đoạn sinh trưởng chính: giai đoạn sinh trưởng, ra hoa và sau ra hoa. Trong 3 giai đoạn này chia thành 5 giai đoạn cần bón phân NPK cho hoa hồng. Quy trình bón phân NPK cho hoa hồng như sau:

Cách bón phân cho hoa hồng trước khi trồng (bón lót)

Bón phân trước khi trồng hay còn được là bón lót, là bổ sung lượng phân bón nhất định cho đất trồng hoa hồng.

Thông thường để bón lót người ta thường sử dụng các loại phân chuồng đã qua xử lý, phân super lân để giúp kích rễ cây mọc nhanh hơn. Ngoài ra cần thêm một ít phân hữu cơ vi sinh để bổ sung thêm lượng hữu cơ vi sinh vật cho đất trồng.

Cách bón NPK cho hoa hồng giai đoạn trước khi ra hoa

Ở giai đoạn này cây tập trung cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển để hình thành cánh, kích thích đâm chồi, lá tạo nên một tán hoa hồng đẹp nhất.

Thường thì ở giai đoạn này cần đa dạng các loại phân bón khác nhau. Nhưng chủ yếu vẫn là phân NPK 20-20 25, loại nay giúp cây xanh, mượt và có khả năng hạn chế sâu bệnh gây hại cho cây hoa hồng.

Đây là giai đoạn cây tập trung ra hoa. Mỗi loại hoa hồng có một thời điểm nở hoa khác nhau tùy vào từng giống cây và điều kiện ngoại cảnh, vì vậy cần bón phân NPK để khuyến khích nở hoa để hoa ra nhiều hoa trong mỗi mùa vụ.

Phốt pho và kali là 2 thành phần quan trọng nhất cho sự phát triển của hoa hồng trong giai đoạn này. Ở giai đoạn này nên sử dụng phân bón NPK 10-55-10 hoặc NPK 10-30-10 để kích thích sự ra hoa.

Cách bón NPK cho hoa hồng giai đoạn ra hoa

Giai đoạn này có thể sử dụng phân bón NPK để kích thích cây ra rễ, phát lộc và cung cấp hoa hồng để sửa cây. Nếu cây không được bón phân sau giai đoạn ra hoa, cây sẽ bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, dẫn đến cây bị suy hoặc nặng hơn là chết cây.

Những lưu ý bón phân cho hoa hồng

cách bón npk cho hoa hồng
cách bón npk cho hoa hồng

Khi cây đang khỏe mạnh, bón phân ở mức độ vừa phải để không kích thích cây sinh trưởng quá mức trừ khi bạn muốn cây phát triển một bộ tán lớn trước khi ra hoa.

Hạn chế việc bón phân khi thời tiết không thuận lợi, như khi có mưa liên tục, nắng nóng kéo dài, hoặc ít ánh nắng. Trước khi bón phân, hãy kiểm tra điều kiện thời tiết.

Không nên dùng một loại phân hữu cơ, đặc biệt là các loại phân ủ như cá, rau củ quả, đỗ tương, chuối, trứng bia, nước gạo… Tốt hơn là không bón gì cũng hơn là bón quá nhiều một loại phân không cân đối chất dinh dưỡng.

Tránh bón phân khi cây bị sâu bệnh, vì lúc này cây đang trong giai đoạn stress. Hãy xử lý sâu bệnh trước khi bắt đầu bón phân.

Mỗi lần bón phân có thể chia nhỏ thành nhiều đợt nhỏ hơn để tránh gây sốc cho cây và lãng phí phân. Bón phân một lần cho mỗi giai đoạn thì thuận tiện hơn và phù hợp với các loại phân tan chậm, trong khi phân tan nhanh thì dễ bị trôi theo nước hoặc bay hơi. Chia nhỏ thành 2-3 lần bón cách nhau 5-10 ngày sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Việc chia nhỏ giúp theo dõi sự phát triển của cây và quyết định liệu cần bón tiếp hay không, nếu cây không phát triển tốt sau khi bón, hãy kiểm tra nguyên nhân.

Liều lượng: Đối với phân NPK 1-3 muỗng cà phê cho mỗi lần bón. Phân chuồng 1-3 nắm tùy thuộc vào loại và loại cây, phân ủ thì pha 5-10ml/l tuỳ thuộc vào loại cây và độ đậm của phân ủ.

Quan trọng nhất là phải quan sát và điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp. Tránh bón phân lên lá vì con người dễ hít phải. Bón phân cần phải thực hiện cẩn trọng và không nên vội vã. Liều lượng phân cần được tăng lên khi thời tiết thuận lợi và cây có nhiều lá phát triển mạnh mẽ, lá trưởng thành. Ngược lại, khi số lượng lá ít và thời tiết không tốt, cần giảm hoặc dừng bón phân.

Tuy nhiên, liều lượng trên chỉ mang tính tham khảo và phương pháp bón phân chỉ áp dụng cho các cây mạnh mẽ và bình thường. Đối với cây yếu, cần dừng bón phân để xác định rõ nguyên nhân và tìm cách khắc phục

Trước khi áp dụng cho toàn bộ vườn, cần thử nghiệm liều lượng với vài cây trước. Nồng độ phân pha để bón phải được tăng dần từ thấp đến cao để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho cây.

Cách chăm sóc và bón phân cho hoa hồng

cách bón npk cho hoa hồng
cách bón npk cho hoa hồng

Chăm sóc và cách bón phân cho hoa hồng là bước quan trọng, cần thực hiện một cách chuẩn xác nhất thì mới có thể đem lại hiệu quả cao như mong muốn. Trong quá trình bón phân cần có sự tính toán, cân đối trong từng giai đoạn sẽ giúp cho việc trồng hoa hồng đạt được kết quả cao.

Thực hiện tạo rãnh có chiều rộng từ 3 đến 5 cm xung quanh phần đáy chậu giúp việc rải phân và lấp đất trở nên thuận tiện hơn. Việc rải phân và tưới nước theo tiêu chuẩn sẽ giúp trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cây hoa hồng diễn ra một cách hiệu quả.

Sau khi trồng cây hoa hồng khoảng từ 3 đến 5 ngày, có thể tiến hành phun phân bón lá, kết hợp với phân trùn quế được pha loãng để sử dụng tưới cho cây. Điều này sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ bộ rễ phát triển một cách thuận lợi.

Từ 10-15 ngày sau khi trồng, hoa hồng bắt đầu ra rễ có thể pha loãng phân NPK với tỷ lệ là 20-20-15 để tưới cho cây. Sau đó, cứ sau khoảng 20 đến 30 ngày, có thể bổ sung thêm một lần.

Mỗi lần bón phân, nên bổ sung thêm phân trùn quế để cung cấp chất hữu cơ và duy trì độ ẩm cần thiết cho đất.

Khi cây hoa hồng đã ra hoa ổn định, việc bổ sung chất hữu cơ vào đất khoảng từ 200 đến 500 gram mỗi gốc cùng với phân NPK với liều lượng là 40 đến 50 gram mỗi gốc. Cũng có thể sử dụng phân trùn quế Organic 1 và hữu cơ Nutrifert 4-3-3 để thay thế. Thời điểm tốt nhất để bón phân là khi hoa tàn, khi tỉa cành, vào mùa mưa hoặc giữa mùa mưa, trước khi hoa nở.

Kết luận

Phân bón NPK là loại phân phổ biến, nhưng có rất nhiều loại phân NPK có công dụng khác nhau vì vậy cần tìm loại phù với với giai đoạn sinh trưởng của cây hoa hồng. Bài viết này, Hoa Hồng Plus đã đưa ra một số thông tin về cách bón NPK cho hoa hồng đúng cách. Hy vọng qua đây có thể giúp bạn biết thời điểm và cách bón NPK cho hoa hồng đạt hiệu quả tốt nhất.